Câu hỏi thường gặp
Giàn giáo hay dàn giáo?, Phân biệt dàn với giàn!
Dàn với Giàn từ nào là đúng?
Trong cách viết chỉnh tả chúng ta thường thường xuyên mắc lỗi hoặc nhầm lẫn không biết sử dụng “Gi” hay “D” cho đúng. Cách phát âm thì giống nhau nên không biết khi nào thì dùng “gi” và khi nào thì dùng “d”.
Hệ thống ngôn ngữ của Tiếng việt vô cùng phong phú và đa dạng, nên đôi khi có thể gây ra sự nhầm lẫn, hiểu sai ý nghĩa của từ trong cách phát âm của người đọc, người nói trong giao tiếp như trong từ giàn giáo có thể đọc và viết theo những cách như sau:
Để sử dụng những từ ngữ này cho đúng trong từng trường hợp là rất khác nhau, cần được người dùng sử dụng thật hợp lý, nếu không sẽ gây ra hiểu lầm, hiểu sai hàng loạt. Để viết đúng, dễ hiểu, dễ nhớ trước tiên chúng ta cần tìm hiểu từng từ riêng thế này:
- Danh từ “Dàn”
Chỉ kết cấu chịu lực được cấu tạo từ những thanh thẳng bằng chất liệu thép, bê tông, gỗ, tre… làm thành hệ thống chịu lực trong xây dựng công trình (nhà cửa, cầu…) và trong kết cấu máy móc.
Trong âm nhạc: Chỉ một nhóm giọng hát hoặc một nhóm nhạc cụ được tập hợp ( Dàn hợp xướng, dàn bè, dàn nhạc)
- Danh từ “Giàn”
Kết cấu chịu lực được tạo thành từ kim loại, thép, bê tông, gỗ, tre, nứa… trong xây dựng công trình
Dạng tấm lớn được đan ghép bằng nhiều thanh thép, tre, nứa… đặt phía trên cao để che nắng, làm chỗ cho cho cây leo
Tấm ghép tạo mới nhiều thanh kim loại hoặc gỗ… treo ngang tường, treo trong nhà để đồ lặp vặt. Giàn để bát, giàn bếp, giàn để đồ lưu niệm…
- Động từ “Dàn”
Trải rộng ra, bày rộng ra, sắp xếp cho ổn thỏa: Dàn hàng ngang, dàn quân
Sắp xếp, thu xếp cho ổn thỏa: Dàn xếp, dàn việc, dàn nợ
- Động từ “Giàn”:
Giàn không có dạng động từ
Dàn giáo hay Giàn giáo là đúng?
Dàn giáo hay Giàn giáo đều là danh từ chỉ kết cấu kết cấu chịu lực tạo bằng các thanh kim loại, sắt, thép… để nâng đỡ công trình xây dựng. Vì vậy Dàn giáo và Giàn giáo đều là đúng chính tả.
Trên thực tế, từ “Giàn giáo” được sử dụng phổ biến hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn. Tuy vậy nếu ai đó sử dụng từ “Dàn giáo” thì cũng không sai bạn nhé.
“Giàn giáo” hay “dàn giáo” đều đề cập đến hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, về ngữ pháp không có gì khác biệt giữa 2 thuật ngữ tên gọi này. Thực tế cho thấy “giàn giáo” được sử dụng nhiều hơn để định nghĩa một hệ chống đỡ trong xây dựng.
Không nên quá quan trọng về cách gọi “giàn giáo” hay “dàn giáo”. Vì nếu sử dụng một trong hai tên gọi đó, người trong ngành vẫn hiểu là đang chỉ đến loại thiết bị gì.
Dù gọi với tên gọi nào “giàn giáo” hay “dàn giáo” thì yêu cầu về công năng, chủng loại, chất lượng vẫn là quyết định nhất. Vì vậy giàn giáo chất lượng mới đảm bảo được an toàn trong xây dựng chứ không phải tên gọi “dàn giáo”.
Nghe có vẻ hại não quá. 😜😜😜😜
Vậy giàn giáo là gì?
Hình ảnh lắp dựng giàn giáo cơ bản
- Giàn giáo là một hệ khung tạm thời thường được dùng để nâng đỡ kết cấu công trình, đồng thời hệ khung có tác dụng làm bệ đỡ chứa đựng vật liệu hay sàn thao tác cho người sử dụng, đi lại trên nó.
- Dựa vào nhu cầu sử dụng, đặc thù của mỗi công trình, công việc khác nhau mà sẽ có các loại giàn giáo tương ứng và chuyên dụng cho mục đích đó.
- Giàn giáo trước đây và hiện tại được làm từ chất liệu thép hoặc gỗ
- Có những hệ giàn giáo tiên tiến sau này vì phục vụ cho một số mục đích chuyên dụng cho một nghành nghề nào đó mà được làm từ chất liệu: giàn giáo sợi thủy tinh, giàn giáo nhôm, giàn giáo thép carbon…
- Để cấu thành một hệ giàn giáo, được gọi với cái tên “Giàn giáo” thì về cơ bản phải đạt được độ ổn định và chắc chắn trong việc hỗ trợ công nhân làm việc, đỡ được vật liệu, chống sàn xây dựng…
- Ngoài ra “giàn giáo” còn phải tuân theo các quy định về an toàn, quy chuẩn cấu tạo cho mỗi loại giàn giáo mà ta định nghĩa.
Các ứng dụng của giàn giáo!
Hình ảnh mô tả ứng dụng của một hệ giàn giáo
- Ứng dụng trong nghành xây dựng: chống đỡ kết cấu của một công trình, bao che công trình, sàn thao tác cho công nhân xây tô, lỗi truy cập các tấng trong xây dựng…
- Ứng dụng trong công việc bảo trì: giàn giáo thường được sử dụng trong các nhà máy để phục vụ cho công tác bảo trì máy móc, bảo trì cơ điện, nhà xưởng…
- Ứng dụng làm tháp truy cập mái nhà, tháp truy cập tầng tòa nhà, tháp truy cập một điểm cao nhất định…
- Ứng dụng trong các công tác sửa chữa, lắp đặt thiết bị, quảng cáo, công việc phổ thông hằng ngày mà bắt buộc phải sử dụng giàn giáo
- Ứng dụng trong nghành quảng cáo, sự kiện để làm phông nền (back ground), sàn sân khấu…
- Và nhiều ứng dụng khác nữa mà chúng tôi không thể liệt kê ra hết ở đây.
Hình ảnh ứng dụng của giàn giáo trong xây dựng
Phân loại giàn giáo
– Giàn giáo trong xây dựng, giàn giáo phục vụ một số công việc chuyên biệt cho nghành nghề, giàn giáo được cấp bằng sáng chế là một trong những loại thông dụng hiện có trên thị trường ngày nay.
– Giàn giáo được phân loại theo chức năng, công dụng và chất liệu tạo ra nó
– Sau đây là những loại giàn giáo cơ bản mà Thiên Phú muốn cung cấp thêm thông tin đến quý khách hàng, quý bạn đọc để hiểu hơn về các loại giàn giáo hiện có và chức năng của từng loại:
- Giàn giáo khung (giàn giáo hoàn thiện, giàn giáo H, giàn giáo tiệp)
- Giàn giáo nêm (giàn giáo hoa thị)
- Giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa)
- Giàn giáo Bs1139 (giàn giáo công nghiệp, giàn giáo ống)
- Giàn giáo di động (giàn giáo có bánh xe)
- Giàn giáo nhôm
- giàn giáo sợi thủy tinh
- Giàn giáo thép ( sơn tĩnh điện, mạ kẽm)
- Giàn giáo tre
- Giàn giáo hợp kim carbon
- Giàn giáo treo
Các phụ kiện cơ bản của một hệ giàn giáo
Hình ảnh Phụ kiện cơ bản của hệ giàn giáo
– Để cấu thành nên một hệ giàn giáo cơ bản, đầy đủ công năng, đảm bảo an toàn thì không thể thiếu các phụ kiện giàn giáo kèm theo, chúng có một vai trò quan trọng và không thể thiếu cho một kết cấu bền vững
– Các phụ kiện kèm theo tạo nên một hệ giáo bao gồm:
- Mâm giàn giáo (sàn thao tác giàn giáo, tấm trải sàn giàn giáo, mâm sàn giàn giáo…)
- Thang leo giàn giáo (thang truy cập giàn giáo, thang giàn giáo)
- Cùm giàn giáo (khóa giàn giáo)
- Kích tăng giàn giáo (tăng đơ giàn giáo)
- tuýp giằng giàn giáo (tuýp chống giàn giáo, tuýp chống xiên, tuýp chống nhổ giàn giáo…)
- Bánh xe giàn giáo (bánh xe đẩy giàn giáo)
- lan can an toàn giàn giáo (lan can giàn giáo)
- Tay vịn cầu thang giàn giáo (tay vịn thang giàn giáo)
- Chân chống phụ (chống phụ giàn giáo)
- Console giàn giáo
- Chéo giàn giáo (giằng giàn giáo, giằng ngang, giằng dọc…)
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG THIÊN PHÚ
Giấy phép kinh doanh được cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM
Mã số thuế: 0315614155
ĐC: 92/C25 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 093.484.2468 (Zalo)
Email: giangiaochuan@gmail.com
Website chính thức: https://giangiaochuan.com | https://thietbixaydung.org
- Dịch vụ cho thuê giàn giáo các loại
- Cung cấp dịch vụ lắp dựng giàn giáo xây dựng
- Cung cấp dịch vụ cho thuê giàn giáo tại TPHCM
- Giá bán giàn giáo xây dựng năm 2022
- Giấy kiểm định giàn giáo Ringlock
- Phụ kiện cần thiết để sản xuất nên hệ giàn giáo Ringlock bao gồm những gì?
- Thu mua giàn giáo thanh lý | Phế liệu công trình các loại
- Công ty cung cấp giàn giáo xây dựng tại Quận 5, Quận 6 TPHCM
Bài viết cùng chủ đề:
-
Không được sử dụng giàn giáo trong những trường hợp nào?
-
Kiểm định là gì?, Quy trình các bước kiểm định sản phẩm và dịch vụ
-
Kiểm định giàn giáo, Tại sao phải thực hiện kiểm định giàn giáo trước khi đưa vào sử dụng?
-
Hợp đồng thuê giàn giáo mẫu chuẩn năm 2023
-
Phân loại các loại mâm giàn giáo thông dụng
-
Câu hỏi thường gặp về giàn giáo (FAQ)
-
Hướng dẫn quy trình các bước sản xuất giàn giáo xây dựng
-
Làm Thế Nào Để Tránh Các Mối Nguy Hiểm Giàn Giáo Phổ Biến
-
Làm thế nào để ngăn chặn những rủi ro liên quan đền giàn giáo?
-
Bạn nên thuê hay mua giàn giáo cho công trình của mình?
-
5 lý do bạn nên sử dụng giàn giáo Ringlock cho công trình của mình
-
Kích thước tiêu chuẩn của giàn giáo khung và trọng lượng của từng chi tiết là bao nhiêu?
-
Trên thị trường hiện tại có bao nhiêu loại giàn giáo?