Kiểm định giàn giáo, Tại sao phải thực hiện kiểm định giàn giáo trước khi đưa vào sử dụng?

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng giàn giáo là một quy trình quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình. Vậy quy trình kiểm định giàn giáo như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Kiểm định giàn giáo là gì?

Kiểm định giàn giáo là hoạt động đánh giá kỹ thuật an toàn của hệ thống giàn giáo có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn. Kiểm định an toàn kỹ thuật để kịp thời phát hiện những sai sót, hư hỏng để nhanh chóng khắc phục sự cố, không gây tai nạn lao động, không ảnh hưởng đến công việc, chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Kiểm định Giàn Giáo

Kiểm định giàn giáo

3. Điều kiện thực hiện kiểm định giàn giáo

  • Hệ thống giàn giáo được lắp đặt xong tại hiện trường và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ kỹ thuật đầy đủ.
  • Các yếu tố vệ sinh môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành giàn giáo.

4. Quy trình kiểm định giàn giáo

4.1. Chuẩn bị kiểm định

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt.
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
  • Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Có quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
  • Cơ sở, chủ sở hữu cần cử người quan sát xuyên suốt quá trình kiểm định.

4.2. Thực hiện kiểm định

  • Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra vị trí, hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các thông số kỹ thuật.

Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của giàn giáo: cần đặc biệt chú trọng đến các chi tiết kết cấu kim loại, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bulong của kim loại, sàn, che chắn. Các chi tiết móc và ổ móc. Cáp và bộ phận cố định cáp. Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc.

Nếu như trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thì khi đó kết quả kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.

  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử có tải

Thử tải giàn giáo được thực hiện theo các mục 4.3 – TCXDVN 296-2004.

Kết quả thử tải đạt yêu cầu khi thực hiện các bước thử theo quy định và các cơ cấu, bộ phận của giàn giáo hoạt động đúng tính năng thiết kế, đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.

  •  Xử lý kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định.

Thông qua biên bản kiểm định. Kiểm định viên cần lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, người đại diện chủ sở hữu ký vào và mỗi bên giữ một bản.

Chú ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vảo biên bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định và lư lại tại tổ chức kiểm định.

5. Câu hỏi thường gặp

  • Yêu cầu khi tiến hành kiểm định giàn giáo?

Khi tiến hành kiểm định giàn giáo, chủ sở hữu phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị. Thống nhất kế hoạch kiểm định, phối hợp giữa đơn vị kiểm định và cơ sở sử dụng thiết bị để chuẩn bị cho quá trình kiểm định tốt nhất.

  • Giàn giáo “đạt” như thế nào?

Khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu và thông qua biên bản kiểm định. Đơn vị kiểm định an toàn kỹ thuật sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống giàn giáo và dán tem kiểm định cho giàn giáo.

  • Tiêu chuẩn của đơn vị kiểm định giàn giáo?

Việc kiểm định giàn giáo phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền, người có sự kết hợp giữa kiến ​​thức, đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với loại và độ phức tạp của giàn giáo.

Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Chi phí kiểm định công trình xây dựng; Chi phí kiểm định xây dựng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy trình kiểm định giàn giáo, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *